Tiểu đường được biết tới là bệnh lý rối loạn mãn tính với lượng đường trong máu tăng lên cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy người bị tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát và cải thiện bệnh? Với những thông tin hữu ích dưới đây của Thực Phẩm Organic sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích giải đáp vấn đề này.
Nội dung bài viết
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Trước khi tìm hiểu bị tiểu đường nên ăn gì thì nên có thêm những thông tin về bệnh tiểu đường. Tiểu đường hay còn được biết đến với tên gọi là đái tháo đường, bệnh lý này là loại rối loạn nội tiết mãn tính, biểu hiện đặc trưng với việc đường trong máu tăng. Thời gian dài bệnh sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến mạch máu, tim, mắt và thận, hệ thần kinh nếu như tình trạng đường huyết tăng không được kiểm soát.
Tiểu đường được chia ra làm 3 loại:
- Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân do sự phá hủy các tế bào beta tụy, từ đó khiến thiếu insulin tuyệt đối
- Tiểu đường tuýp 2: Nguyên do sự suy giảm chức năng của những tế bào beta tụy tiến triển dựa trên nền đề kháng insulin.
- Tiểu đường thai kỳ: Bệnh được chẩn đoán trong thời gian mang thai 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối quá trình mang thai. Trước đó người bệnh chưa được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2.
Phổ biến nhất và nhiều người mắc đó là tiểu đường tuýp 2, căn bệnh thường mắc ở những người từ 45 tuổi. Bệnh tiến triển và xảy ra khi cơ thể đề kháng với insulin, không sản xuất lượng đủ insulin. Insulin được biết tới là loại hormone được sản sinh ra từ tuyến tụy để làm giảm đường huyết cơ thể qua việc đưa đường từ máu của chúng ta vào các tế bào, từ đó tạo ra năng lượng để các tế bào cơ thể hoạt động.
Tiểu đường được biết tới là căn bệnh có rất nhiều những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với người tiểu đường kéo dài lâu năm và người cao tuổi bị tiểu đường. Bởi vậy theo các chuyên gia việc kiểm soát đường huyết với những người cao tuổi là rất cần thiết, chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường cần chú ý đặc biệt.
Người tiểu đường cần những chất gì?
Bị tiểu đường nên ăn gì? Dưới đây là những nhóm chất cần thiết cho người mắc tiểu đường:
- Chất nhóm đường bột
Nên bổ sung cho cơ thể các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, rau củ hay gạo còn vỏ cám chế biến theo cách hấp hay luộc, hạn chế việc thực hiện xào rán. Ngoài ra cũng có thể bổ sung thêm rau củ như khoai sắn cung cấp lượng tinh bột lớn nên nếu người tiểu đường ăn nên cắt giảm bớt, cắt giảm lượng cơm.
- Nhóm thịt, cá
Những người mắc tiểu đường nên ăn cá, thịt gia cầm bỏ đi da, thịt nạc, thịt lọc đi mỡ, đậu đỗ chế biến như luộc, hấp, áp chảo nhanh chóng loại bỏ đi mỡ thừa.
- Nhóm các chất béo, đường
Những thực phẩm có chứa những chất béo không bão hòa người tiểu đường nên ưu tiên sử dụng như vừng, dầu cá, mỡ cá, dầu olive.
- Nhóm rau
Những người tiểu đường nên cung cấp thêm trong thực đơn nhiều rau hơn với cách chế biến như ăn sống hay hấp, luộc, rau trộn nhưng tránh dùng sốt có nhiều chất béo.
- Ăn thêm hoa quả
Những người mắc tiểu đường nên ăn nhiều trái cây tươi, tránh ăn thêm kem, sữa, tránh ăn trái cây quá ngọt như xoài chín, sầu riêng hay hồng.
Nhu cầu dinh dưỡng của người tiểu đường
Nhu cầu dinh dưỡng của người tiểu đường vừa đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể vừa cân phải kiểm soát được lượng đường huyết:
-
Ăn uống ở mức vừa đủ
Trong những bữa ăn hàng ngày nên ăn uống đủ để dinh dưỡng được đảm bảo, cơ thể cũng khỏe mạnh hơn. Việc ăn quá ít sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và lượng đường huyết tăng lên.
-
Cần ăn đủ bữa
Nên chú ăn ít nhất tối thiểu 3 bữa mỗi ngày, giờ ăn được cố định để tránh quá no hay bị quá đói khó kiểm soát được đường huyết. Nếu có thể chia nhỏ thành từ 4 bữa ăn đến 5 bữa ăn mỗi ngày và thêm bữa phụ buổi tối sẽ rất tốt, tránh đêm gặp tình trạng quá đói.
-
Cơ thể cần được bổ sung đủ nước
Bên cạnh việc quan tâm đến thực phẩm ăn hàng ngày thì cơ thể người tiểu đường cũng cần được bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Mỗi ngày nên bổ sung đủ 40ml/kg cân nặng cơ thể.
-
Thực phẩm nên đa dạng
Tránh việc chỉ ăn một nhóm thực phẩm nhất định mà nên đa dạng để nhu cầu dinh dưỡng cơ thể được đảm bảo tốt.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?
Bị tiểu đường nên ăn gì? Nếu như chưa biết những thực phẩm tốt nhất cho người tiểu đường nên tham khảo những thực phẩm dưới đây:
- Trứng: Trong trứng chỉ chứa khoảng 0,5gr carbohydrate mỗi quả nên nó không gây tăng đường huyết. Trứng có chứa cholesterol cao tương đương 186mg, tuy nhiên người tiểu đường có thể bổ sung đến 200mg cholesterol mỗi ngày nên ăn trứng vừa đủ không gây ảnh hưởng đến đường huyết. Người tiểu đường nên ăn trứng 3 tuần 1 lần với mỗi lần ăn 1 quả/ngày.
- Các loại rau xanh: Những loại rau xanh như cải bó xôi, cải xanh hay cải xoăn đều có lợi cho người tiểu đường. Trên thực tế chúng có lượng chất xơ cao, ít calo và chỉ số đường huyết ở mức thấp nên không gây tăng đường huyết.
- Quế: Thực đơn dành cho người tiểu đường không nên thiếu quế, quế giúp giảm đường huyết, cholesterol cùng với triglycerid.
- Hạt chia: Thành phần hạt chia có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, hàm lượng Omega 3 cao, protein và chất xơ thực vật. Nhờ đó có thể hiệu quả kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Quả hạch: Quả hạch có chứa lượng lớn chất xơ, ít tinh bột nên rất hiệu quả kiểm soát đường huyết. Những quả hạch người tiểu đường nên ăn đó là hạnh nhân, hạt óc chó, hạt mắc ca, quả hồ đào,…các loại quả hạch này giúp giảm cân, kiểm soát insulin cơ thể.
- Sử dụng dầu oliu nguyên chất: Dầu oliu nguyên chất được rất nhiều người sử dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường. Thành phần dầu oliu cũng rất tốt cho sức khỏe, bởi vậy nên dùng 1 cách thường xuyên.
Bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt cho người tiểu đường thì người mắc tiểu đường để kiểm soát tốt đường huyết cần hạn chế nạp những nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm thực phẩm nhiều muối: lạp xưởng, thịt khô, xúc xích, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
- Thực phẩm nhiều đường tinh chế, hấp thụ nhanh: kẹo bánh, đồ ngọt, mứt hay nước ngọt và các loại trái cây sấy khô.
- Đồ uống nhiều cồn như bia rượu.
- Giảm đi lượng muối trong việc chế biến đồ ăn, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2300mg muối.
5 sai lầm thường gặp trong chế độ ăn cho người tiểu đường
Bên cạnh bị tiểu đường nên ăn gì thì cũng cần chú ý tới 5 sai lầm thường gặp về chế độ ăn cho người tiểu đường dưới đây:
- Kiêng tinh bột, trái cây ngọt tuyệt đối: Tinh bột và đường có trong thực phẩm tự nhiên rất quan trọng với cơ thể, giúp cung cấp thêm năng lượng để cơ thể hoạt động. Những người mắc tiểu đường không nên bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi thực đơn ăn uống.
- Ăn nhiều thịt đỏ: Rất nhiều người cho rằng ăn càng nhiều thịt đỏ sẽ càng tốt, tuy nhiên mặc dù thịt đỏ có giúp tăng cường miễn dịch tuy nhiên ăn quá nhiều sẽ khiến tăng lượng cholesterol trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
- Chế độ ăn loại bỏ chất béo: Chất béo giúp dự trữ và cung cấp thêm nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, hiệu quả hấp thụ những vitamin tan trong dầu. Người tiểu đường không nên cắt bỏ đi lượng chất béo hoàn toàn mà nên sử dụng chất béo không bão hòa.
- Có những sự hiểu sai về đường: Đường glucose được chứa ở nhiều dạng khác nhau, rất nhiều người cho rằng chỉ có đường ở những thực phẩm vị ngọt nhưng đường còn có ở rất nhiều những thực phẩm như bánh mì, cơm, lúa mạch hay mì, miến, củ cải, các loại sốt đóng hộp,…
- Bỏ bữa sáng: Bữa sáng của người Việt thường ăn cơm, phở hay bún khá nhiều tinh bột cũng như chất béo. Để kiểm soát lượng đường huyết cơ thể người mắc tiểu đường thường bỏ ăn sáng. Tuy nhiên việc này sẽ khiến cơ thể thiếu đi năng lượng và mệt mỏi. bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể kháng Insulin, đường huyết tăng hay hạ quá mức cho phép. Bởi vậy bữa sáng người mắc tiểu đường nên ăn trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hay bánh mì đen,…lượng hợp lý đủ nhu cầu năng lượng cơ thể và phù hợp với tình trạng bệnh tật.
Nguyên tắc ăn uống khoa học với người bệnh tiểu đường
Bị tiểu đường nên ăn gì? Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp chế độ ăn hàng ngày được xây dựng đa dạng hơn, tùy tình trạng bệnh mà chế độ ăn của mỗi người sẽ khác nhau.
Cần lưu ý chế độ ăn cần kiểm soát được lượng đường huyết ở trạng thái ổn định, giúp giảm nhanh những nguy cơ biến chứng gây ra do tiểu đường:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể đảm bảo tương đương 40ml/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
- Mỗi ngày nên ăn đủ 3 bữa, tốt nhất nên chia nhỏ thức ăn thành từ 4 bữa đến 5 bữa để có thể giảm lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể cùng lúc khiến đường huyết tăng hay khi đêm trong trạng thái quá đói.
- Cần có thói quen ăn đúng giờ tránh tình trạng quá no hay quá đói.
- Ăn uống với lượng vừa phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày, hiệu quả cải thiện sức khỏe, tránh ăn kiêng khiến cơ thể hạ đường huyết hay dinh dưỡng thiếu hụt.
- Không nên ăn quá no hay ăn quá ít mỗi bữa ăn.
Thực Phẩm Organic hy vọng với những tư vấn chi tiết về vấn đề bị tiểu đường nên ăn gì sẽ giúp người mắc bệnh có thể xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý, nhanh chóng cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả nhất.