Hình ảnh quả của cà gai leo khi chín

Cà gai leo là loài thực vật có tác dụng lớn trong quá trình điều trị bệnh về gan. Loài thực vật này có thể kết hợp với các thuốc Tây Y và kháng sinh khác mà không gây tác dụng phụ hay làm triệt tiêu dược hiệu. Nhờ đó, nhiều người đã sử dụng cà gai leo cùng với các liệu pháp điều trị khác để cải thiện tình trang bệnh tốt hơn.

Cây cà gai leo là gì?

Cà gai leo là một loại thực vật thân leo có tên khoa học là Solanum procumbens. Ngoài ra, nó còn có nhiều cái tên khác như cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm. Loại thực vật này phân bố ở các khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã của nước ta, Lào, Campuchia và Trung Quốc.

Cà gai leo có thân dài từ 60 đến 100 cm. Một số cây có chiều dài lên đến gần 2m. Cây cà gai leo có nhiều cành, trên mỗi cành lại mọc ra nhiều gai nhọn. Loại thực vật này ra phát triển theo mùa. Tháng 4 – 9 là thời điểm ra hoa và thụ phấn, còn tháng 9 – 12 là thời điểm tạo quả và phát tán hạt. Quả cà gai leo có màu đỏ, nhỏ hơn quả cà chua bi bình thường. Hạt của cây có màu vàng nhạt, hình dĩa. Thịt quả cà gai leo có vị hơi the và tính ấm.

Hình ảnh quả của cà gai leo khi chín

Hình ảnh quả của cà gai leo khi chín

Cà gai leo có tác dụng gì?

Theo kinh nghiệm Đông y thì cà gai leo có tác dụng giải độc gan hiệu quả. Các thành phần hóa học của cây có chức năng ổn định tế bào gan, cải thiện hoạt động của gan. Đến thời y học hiện đại, nhiều người đã nghiên cứu về loài thực vật này. Kết quả nghiên cứu giống hệt với kết luận của Y Học Cổ Truyền ở nước ta.

Cây cà gai leo chứa một số thành phần hóa học hữu ích trong y dược như flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid, solamnia A, solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol,… Nhờ đó, người ta đã sử dụng loại cây này để chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là các bệnh lý về gan.

Cách sử dụng cà gai leo đạt hiệu quả cao nhất

Thông thường, chỉ có phần rễ và phần thân của cà gai leo được sử dụng. Người ta sẽ lấy hai bộ phận này rồi phơi khô. Sau đó tiến hành xắt lát hoặc thành từng khúc để bảo quản dễ dàng hơn. Các bộ phận khô sẽ được nấu thuốc sắc để uống hoặc ngâm rượu để lâu ngày.

Sau đây là một số bài tổ hợp các thảo dược có sự kết hợp của cà gai leo:

  • Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư thì dùng cà gai leo (các bộ phận) 30g, dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g.
  • Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi thì dùng cà gai leo 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g, dây gắm 10g, thổ phục linh 10g.
  • Chữa chứng ho gà, suyễn cần kết hợp cà gai leo 10g, mạch môn 10g, thiên môn 10g.
  • Trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn dùng 16 – 20g rễ hoặc thân lá sắc uống mỗi ngày
  • Để giải rượu cần 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước.
  • Chữa viêm họng dùng cà gai leo (lá. tha15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
  • Giải độc gan thì dùng rễ hoặc thân lá cà gai leo 35g, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày.
  • Dùng chung với thuốc điều trị viêm gan B thì dùng Cà gai leo 30g, cây mật nhân 10g, xạ đen 30g sắc cùng 1,5l nước sôi trong 10 phút với lửa nhỏ.
Cà gai leo có thể kết hợp cùng nhiều thảo dược, nấu sắc để điều trị bệnh

Cà gai leo có thể kết hợp cùng nhiều thảo dược, nấu sắc để điều trị bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng cà gai leo

Khi sử dụng cà gai leo, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nguồn gốc của thảo dược: Tuy đây là loại cây khá dễ trồng và dễ chăm sóc nhưng nếu không kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm thì sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn trong điều trị. Đặc biệt, cà gai leo sau khi thu hoạch cần được sơ chế cẩn thận trước khi sử dụng làm thuốc.
  • Kiểm tra giống cây: Cà gai leo thuộc họ cà nên có đặc điểm hình thái giống với nhiều loại thực vật khác cùng họ. Đặc biệt, nếu nhầm lẫn với các thực vật có độc thì sẽ gây tử vong cho người dùng.
  • Liều lượng sử dụng: Người dùng cần lưu ý sử dụng cà gai leo theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng quá liều thì có thể gây áp lực không tốt cho gan dẫn đến suy giảm chức năng.
Nên biết cách phân biệt cà gai leo để tránh chọn nhầm các loại cây có độc khác

Nên biết cách phân biệt cà gai leo để tránh chọn nhầm các loại cây có độc khác

Cây cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh gan hiệu quả

Những nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng cà gai leo còn có thể hỗ trợ điều trị viêm gan B hiệu quả. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm khó để điều trị. Người mắc bệnh cần kiêng cử nhiều thực phẩm và thuốc. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên khó khăn. Trong khi đó, cà gai leo có những hoạt chất kháng virus viêm gan B rất mạnh nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh mà không ảnh hưởng xấu đến cơ thể bệnh nhân hoặc thuốc đang sử dụng.

Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu về cà gai leo và những tác dụng của thực vật này. Cà gai leo đã được sử dụng từ nhiều năm về trước để điều trị bệnh về gan trong Y Học Cổ Truyền. Mong những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và loài thực vật quý này.

Được đăng trong
#Tin tức

Gửi bình luận

Your email address will not be published.

seventeen + two =

mess
Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
Click outside to hide the comparison bar
Compare